Bác sĩ gia đình: Cách xử lý khi bị ngộ độc rượu tự ngâm

Hình thức tự ngâm rượu rất là phổ biến với đầy đủ những nguyên liệu khác nhau từ côn trùng, động vật, rễ cây, củ quả khiến cho người uống rất là dễ ngộ độc. Vậy tại sao uống rượu tự ngâm dễ ngộ như vậy?

Chương trình Bác sĩ gia đình phát sóng lúc 12h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1 với chủ đề “Ngộ độc rượu tự ngâm – Nguyên nhân và cách xử lý”. Chương trình có sự tham gia tư vấn của Thạc sĩ – Bác sĩ Lê Huy Hòa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Minh Anh TPHCM và MC Ngọc Nhi trong vai trò người kết nối.

Trong tiểu phẩm tình huống, vào dịp sinh nhật người vợ muốn tạo bất ngờ cho chồng nên đã rủ thêm hai anh hàng xóm sang chúc mừng sinh nhật. Nhưng anh hàng xóm liền nói: “Bữa hôm đó em đừng có kêu bia bọt gì hết. Anh có rượu lá cây ngâm”. Người vợ thấy vậy liền phản đối: “Anh ngâm như vậy là dễ bị ngộ độc lắm đó”. Kết quả, anh hàng xóm không tin mà liền phản bác: “Trời ơi. Ông anh của anh ngâm uống mấy chục năm có sao đâu”. Thấy hàng xóm không tin và không hiểu về những nguy cơ về ngộ độc rượu tự ngâm người vợ liền tìm đến nhờ bác sĩ tư vấn.

ThS.BS Lê Huy Hòa giải đáp nguyên nhân của sự ngộ độc từ hình thức tự ngâm rượu: “Riêng Việt Nam chúng ta ngoài những thứ rượu truyền thống ra như rượu được nấu từ gạo, nếp, khoai,… còn có thêm một thứ rượu tương đối là đặc biệt ngâm với rễ cây, củ quả, rắn, có thể là tổ ong hoặc một số bộ phận của động vật khác thì người ta gọi là rượu thuốc. Tuy nhiên, rượu thuốc không sử dụng đúng cách thì có thể bị ngộ độc rượu”

Bác sĩ Lê Tuy Hoà còn chia sẻ thêm theo thống kê của bộ y tế, trong số trường hợp ngộ độc rượu thì riêng phần lớn ngộ độc bằng rượu trắng không rõ nguồn gốc. Rượu mà chưa ngâm thuốc khoảng 40, 42, 43%. Còn rượu ngâm từ cỏ cây chiếm 36%. Đối với rượu ngâm từ động vật chiếm 10%. Và còn rất nhiều trường hợp điều trị không đúng cách để lại di chứng nặng nề về sau.

Cũng như bác sĩ chia sẻ, rượu thuốc gây ngộ độc thì chúng ta phải xét hai phương diện. Thứ nhất, người bệnh này là bệnh gì, phải có một bác sĩ chẩn đoán. Ví dụ, bệnh nhân bị đau nhức khớp này là do thoái hóa khớp, viêm khớp, nhức khớp,… tất cả bệnh đó là do biểu hiện của đau khớp. Thì không thể chung một phương thuốc được.

Thứ hai, phải biết rượu thuốc đó ngâm từ thảo dược gì, động vật gì, có phù hợp với chúng ta hay không. Trong thảo dược này có chất này chỉ định cho đúng bệnh nhân này nhưng chế biến của chúng ta không đúng cách: mang một con bìm bịp về ngâm cả lông hoặc là cả một tổ ong chúng ta không biết trong đó có bao nhiêu con ong chết, bao nhiêu vật lạ trong đó. Ngâm cả tổ ong đó vào tạo ra những sản phẩm phụ này gây ra ngộ độc rượu.

Ngoài ra, Bác sĩ Lê Tuy Hoà cũng đưa ra những cách xử lý khi bị ngộ độc rượu: “Việc đầu tiên chúng ta phải giữ cho người đó nằm yên sau đó gọi 115 hoặc là gọi cấp cứu một cơ sở y tế gần nhà mình nhất, đó là việc làm đầu tiên. Việc thứ hai, giữ cho bệnh nhân đầu quay nghiêng nếu bệnh nhân có nôn thì chất nôn nó sẽ ra ngoài nó không có tràn vào đường hô hấp gây viêm phổi. Giữ ẩm bệnh nhân không để bệnh nhân nằm dưới máy lạnh, không để bệnh nhân phong phanh, không cho bệnh nhân uống những gì mà chúng ta không biết. Theo dân gian, chúng ta có thể là người thì cho uống mật ong, người thì cho uống đường,… thì chúng ta không biết chắc chắn nên chúng ta không nên can thiệp. Vì bệnh nhân sẽ không biết được nên bệnh nhân sẽ bị sặc”.

Bác sĩ gia đình được phát sóng định kỳ lúc 12h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1.

Linh Linh

Trả lời

*